| Tính tất yếu của công nghệ trong quản trị nguồn nhân lực | Tính tất yếu của công nghệ trong quản trị nguồn nhân lực | Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh của đại đa số các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những tác động này được nhìn thấy trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, trong đó, lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực đã có những thay đổi đáng kể. | Một trong những biểu hiện rõ nhất của công nghệ góp phần tạo nên sự "thay áo" của lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực, đó là công nghệ đã làm thay đổi vai trò của việc quản lý nguồn nhân lực đến một mức độ lớn hơn.

Theo đó, ngày càng có nhiều chức năng trong bộ phận nhân sự đang được thực hiện bằng cách tin học hóa, số hóa để nâng cao hiệu quả quản trị. Công nghệ dựa trên nền tảng Website cũng đang được sử dụng rộng rãi đối với hầu hết các nghiệp vụ thông thường trong việc quản lý nhân sự, ví như: chấm công, tính lương, KPIs, thông tin nhân viên, BHXH, thuế thu nhập cá nhân… Bằng cách ứng dụng công nghệ vào các công tác quản trị nguồn lực, khối lượng công việc của các chuyên viên nhân sự được giảm thiếu nhiều hơn, tiết kiệm thời gian cho những vấn đề khác, đồng thời hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo đúng tiến độ. Khi công nghệ thông tin thiết lập được chỗ đứng của nó trong bộ phận nguồn nhân sự, các chuyên viên nhân sự sẽ nắm bắt được các thông tin rõ ràng, minh bạch, và toàn diện hơn. Họ sẽ nhận biết được các khuynh hướng mới nhất trong hoạch định chính sách, các hoạt động tuyển dụng trong ngành. Ngoài ra, họ cần phải có các thông tin hiện hành về pháp luật và các quy định có liên quan bởi vì điều này giúp các chuyên viên nhân sự thể hiện được sự linh hoạt trong trường hợp có những thay đổi không dự kiến trước. Hơn nữa, những đặc tính này sẽ làm tăng giá trị và sự đóng góp của bộ phận nhân sự cho tổ chức. Vì vậy, để bắt kịp với sự thay đổi luật liên tục, thông tin phải luôn được cập nhật. Công nghệ đã cho phép các các công ty kết nối với internet để tương tác với các chuyên gia trong ngành. Nó đã giúp nhiều chuyên viên nhân sự trong việc thu thập thông tin mà họ cần phải duy trì để chứng minh các đặc tính mong muốn và khả năng. Những bằng chứng này cũng cho thấy công nghệ đã không chỉ cho phép các chuyên gia nguồn nhân lực để truy cập và phân phối thông tin mà còn có ảnh hưởng đến mong đến của họ. Bên cạnh đó, hiện nay, với các sản phẩm, giải pháp phần mềm nhân sự thông minh còn cho phép mọi nhân viên trong toàn bộ tổ chức theo dõi sát những chỉ số thông tin, năng lượng mà mình đóng góp tại doanh nghiệp như KPIs, tiến độ công việc, lương, thưởng, ngày phép, những chính sách phúc lợi khác… một cách rõ ràng nhất. Đồng thời, ban lãnh đạo, quản lý cấp cao cũng dễ dàng hơn trong việc theo sát các hoạt động, nắm bắt tình hình từng bộ phận, nhân viên của mình trong công ty để kịp thời ra quyết định, chính sách đúng đắn để phát triển doanh nghiệp lâu dài. Được thành lập cách đây 25 năm, Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt là một trong số ít những đơn vị hàng đầu, chuyên cung cấp những giải pháp ưu việt, sản phẩm phần mềm vượt trội cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Phần mềm Quản trị Nhân lực & Nhân tài - SureHCS được xem như một giải pháp tối ưu, sự lựa chọn hàng đầu mà nhiều "ông lớn" hiện nay trên thị trường Việt đang săn đón bởi tính khả thi và hiệu quả công việc mà nó mang lại. Trong số đó có thể kể đến ba "ông lớn" của ngành hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air hay một số đơn vị "cộp cán" như CocaCola, Tôn Hoa sen, Prudential… 

SureHCS là phần mềm quản lý nhân sự với nhiều phân hệ chức năng cho phép người dùng quản trị tối đa nguồn nhân tài, nhân lực một cách toàn diện nhất. Từ thu hút, tuyển dụng nhân tài, tính lương thưởng, chấm công, hồ sơ nhân viên cho đến hoạch định, quản trị nhân lực, đánh giá định kỳ năng lực nhân viên và phát triển đào tạo nhân viên lên một tầm cao mới. Quý doanh nghiệp quan tâm đến Phần mềm Quản trị Nhân lực & Nhân tài - SureHCS của Lạc Việt vui lòng liên hệ qua www.surehcs.com.vn hay hotline: 028 3842 3333 để được tư vấn chi tiết. DT | 9/6/2018 11:00 AM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-09/LV_Backdrop_3x2,2m.jpg | | 553-tinh-tat-yeu-cua-cong-nghe-trong-quan-tri-nguon-nhan-luc | Khoa học công nghệ | | Dẫn đầu xu thế Ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp | Dẫn đầu xu thế Ứng dụng CNTT trong quản lý doanh nghiệp | Ngày nay, Công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng sâu rộng đến việc quản trị doanh nghiệp (DN) ở mọi ngành nghề và lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng đầu tư hợp lý, chọn lọc gói giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. | Nền CNTT đã không ngừng phát triển để đưa ra hàng loạt sản phẩm công nghệ thông minh phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp. Song trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng CNTT vào vận hành, quản lý doanh nghiệp một cách bài bản và thành công. Bởi hiện nay trên thị trường có vô vàn những sản phẩm CNTT với "muôn mặt" giá cả khác nhau.

Muốn thành công, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt DN vừa và nhỏ phải biết "liệu cơm gắp mắm", nắm rõ nhu cầu, thực tiễn mà doanh nghiệp mình đang cần để lựa chọn đầu tư gói sản phẩm, giải pháp công nghệ phù hợp. Đây cũng gần như là một nguyên tắc cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải "thuộc nằm lòng." Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm khi quyết định đầu tư xây dựng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – quản trị doanh nghiệp toàn diện) để cải thiện năng lực cạnh tranh khi mà chưa thực sự hiểu rõ mục tiêu, chiến lược, nhu cầu… của mình. Sau khi đầu tư, đa phần các công ty này đều có hệ thống ERP không mấy phù hợp với chiến lược phát triển, quy trình làm việc giữa các phòng ban; tệ hơn nữa, nó không tương thích với hệ thống CNTT cũ đang vận hành tại doanh nghiệp.

Trên thực tế, tùy vào quy mô hoạt động và độ chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý, CNTT có thể được áp dụng tại doanh nghiệp từ mức cơ bản (công cụ tác nghiệp, kết nối liên lạc, quảng bá, tiếp thị…) đến chuyên môn hóa cao (sản xuất, cung ứng, kế hoạch, kiểm soát, đo lường, cải tiến, huấn luyện…). Vì thế, trước khi quyết định đầu tư xây dựng hệ thống CNTT, doanh nghiệp cần nhìn thấy những lợi ích thực tiễn qua việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, tùy vào nhu cầu ở các cấp độ khác nhau. Lựa chọn công nghệ và nhà cung cấp (NCC) uy tín là một nguyên tắc nữa mà DN không thể không tuân thủ. Trong hàng loạt sản phẩm CNTT của các NCC khác nhau, nếu không có kiến thức và đủ tỉnh táo, doanh nghiệp có thể không chọn đúng giải pháp CNTT mà mình cần. Chẳng hạn sử dụng phần mềm gì, giá cả ra sao, khả năng phần mềm tương thích với phần cứng hay không… Theo các chuyên gia CNTT thì tốt nhất doanh nghiệp có thể chọn một NCC phần cứng có thể đáp ứng luôn được phần mềm và dễ dàng thay đổi được phần mềm theo yêu cầu. Như vậy, việc nâng cấp, phát triển CNTT của doanh nghiệp trong tương lai dễ dàng hơn và các chi phí bỏ ra cũng sẽ được sử dụng hiệu quả. Với nhiều sản phẩm CNTT như phần mềm dùng thử, phầm mềm miễn phí, phần mềm thương mại với nhiều giá cả khác biệt, vì thế bắt buộc doanh nghiệp phải hiểu chính mình muốn gì từ hệ thống CNTT, từ đó mới có thể quyết định việc dùng phần mềm mã nguồn mở, phần mềm miễn phí, phần mềm giá rẻ hay phần mềm cao cấp… Để được tư vấn thêm về các sản phẩm, giải pháp phần mềm, phần cứng từ Công ty CPTH Lạc Việt, vui lòng truy cập: http://www.lacviet.vn/san-pham hoặc liên hệ qua hotline: +(028) 3842 3333. MDC | 6/26/2018 2:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-06/31-12-2017-cong-bo-10-su-kien-cong-nghe-thong-tin-truyen-thong-tieu-bieu-nam-2017-22904cea-details.jpg | | 369-dan-dau-xu-the-ung-dung-cntt-trong-quan-ly-doanh-nghiep | Khoa học công nghệ | | 5 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 | 5 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 | Danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 do Forbes vừa công bố ghi nhận sự thống trị của các hãng công nghệ trong top 5. | Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới tiếp tục củng cố quyền lực trong những năm gần đây nhờ vào lợi nhuận khổng lồ và giá trị thị trường tăng cao. Theo thứ tự, Apple (điện thoại di động), Google (công cụ tìm kiếm), Microsoft (phần mềm), Facebook (mạng xã hội) và Amazon (bán lẻ) đang là 5 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, theo xếp hạng của Forbes. Các hãng này thống trị các lĩnh vực tương ứng mà họ hoạt động. Tổng giá trị thương hiệu của nhóm 5 đạt 586 tỷ USD, tăng 20% so với năm ngoái. Dẫn đầu là Apple - thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm thứ 8 liên tiếp - với 182,8 tỷ USD, tăng 8%. 
(Apple đã năm thứ 8 đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu đắt giá nhất hành tinh của Forbes)
Theo nghiên cứu của Canalys, Apple là hãng điện thoại duy nhất nhờ vào lượng người hâm mộ trung thành, đã bán được 29 triệu chiếc điện thoại giá 999 USD chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng cuối năm 2017. Gần 25% trong số này là từ Trung Quốc. Mặc dù có những dự báo ảm đạm và cạnh tranh khốc liêt, Apple vẫn tăng trưởng doanh thu quý đạt 21% tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Samsung Electronics dù bán được nhiều điện thoại hơn Apple trong quý IV/2017 nhưng Canaccord Genuity ước tính Apple chiếm đến 87% lợi nhuận của ngành công nghiệp điện thoại thông minh, nhờ sự ra đời của iPhone X. Sự chênh lệch lợi nhuận phản ánh giá trị thương hiệu, khi thương hiệu Apple trị giá gấp bốn lần so với Samsung (47,6 tỷ USD và xếp hạng 7). 
(Google tiếp tục về nhì năm nay) Google đứng thứ hai năm thứ ba liên tiếp, với giá trị 132,1 tỷ USD, tăng 30%. Khoảng cách giữa Apple và Google ngày càng thu hẹp. Ba năm trước, giá trị thương hiệu của Google thua Apple đến 121%. Nhưng hiện nay, con số đó là 38%. Bất chấp nỗ lực của Yahoo, Baidu và Bing, Google vẫn chiếm 80% thị phần công cụ tìm kiếm toàn cầu. Các vị trí thứ ba và tư thuộc về Microsoft và Facebook, Giá trị thương hiệu của hai hãng này tăng khá cao trong năm qua, lần lượt ở mức 21% và 29%. Tuy nhiên, đáng chú ý là vị trí thứ 5 của Amazon. 
Amazon mới soán ngôi Coca-Cola để vào top 5 trong năm nay. Đây cũng là thay đổi duy nhất trong top 5 so với năm ngoái và hoàn chỉnh sự thống trị hoàn toàn của giới công nghệ. Thay đổi thói quen giải khát trên toàn cầu đang ảnh hưởng mạnh đến đại gia đồ uống. Năm qua, giá trị thương hiệu của Coca-Cola chỉ tăng 2% trong khi Amazon tăng đến 31%. Nhưng dù sao, Coca-Cola cũng là hãng "không công nghệ" duy nhất trong top 7. Để thực hiện bảng xếp hạng, Forbes đánh giá từ hơn 200 thương hiệu toàn cầu để chốt lại 100 ứng viên xuất sắc nhất. Các thương hiệu bắt buộc phải có trụ sở hay chi nhánh ở Mỹ nên không có sự xuất hiện của các tập đoàn lớn từ Trung Quốc như Alibaba, Tencent. Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong bảng xếp hạng năm nay đạt 2.150 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Các thương hiệu công nghệ chiếm 20% danh sách. Ngành tài chính có 13 thương hiệu, dẫn đầu bởi Visa (24,5 tỷ USD). Ngành xe hơi có 12 thương hiệu, dẫn đầu bởi Toyota (44,7 tỷ USD). Trong khi đó, top 5 của ngành đồ xa xỉ là Louis Vuitton (33,6 tỷ USD), Hermès (15,3 tỷ USD), Gucci (14,9 tỷ USD), Cartier (10,6 tỷ USD và Rolex (9,3 tỷ USD). Danh sách 100 công ty đến từ 16 quốc gia khác nhau, với 54 công ty của Mỹ. Đức và Pháp cùng có 12 công ty; Nhật Bản có 7 công ty, Thụy Sỹ có 4 công ty. Bỉ, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển cùng có 2 công ty. Các nước Áo, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Ireland, Anh mỗi nước có một công ty. * 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 Hạng | Thương hiệu | Giá trị | So với năm trước | Lĩnh vực | 1 | Apple | 182,8 tỷ USD | 8% | Công nghệ | 2 | Google | 132,1 tỷ USD | 30% | Công nghệ | 3 | Microsoft | 104,9 tỷ USD | 21% | Công nghệ | 4 | Facebook | 94,8 tỷ USD | 29% | Công nghệ | 5 | Amazon | 70,9 tỷ USD | 31% | Công nghệ | 6 | Coca-Cola | 57,3 tỷ USD | 2% | Đồ uống | 7 | Samsung | 47,6 tỷ USD | 25% | Công nghệ | 8 | Disney | 47,5 tỷ USD | 8% | Giải trí | 9 | Toyota | 44,7 tỷ USD | 9% | Ôtô | 10 | AT&T | 41,9 tỷ USD | 14% | Viễn thông |
( Theo Phiên An, Vnexpress. Nguồn Forbes)
| 6/6/2018 3:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-06/thuat-facebook-2.jpg | | 23-5-thuong-hieu-dat-gia-nhat-the-gioi-nam-2018 | Quản trị doanh nghiệp, Khoa học công nghệ | | Thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới | Thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới | Hội nhập sâu rộng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải tìm cách thích ứng để phát triển, hoặc đối diện với nguy cơ rời khỏi thị trường. | Sức ép từ doanh nghiệp ngoại Theo đó, năm 2018 là thời hạn thực hiện nhiều thỏa thuận theo lộ trình đã cam kết trong các FTA thế hệ mới. Ví như xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với nhiều mặt hàng, tự do lao động trong khối ASEAN... Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho DN Việt xuất khẩu hàng hóa và mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít thách thức, cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa bởi hàng hóa nước ngoài cũng sẽ tự do thâm nhập thị trường Việt.

Khi hội nhập sâu rộng, các nước đều thắt chặt tiêu chuẩn hàng hóa, môi trường, lao động nhằm bảo vệ DN của nước họ. Vì thế, DN Việt Nam phải sản xuất hàng hóa đạt chuẩn theo thỏa thuận, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về xuất xứ, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng được các điều kiện xuất khẩu. Bên cạnh đó, không ít DN Việt vẫn thiếu định hướng xuất khẩu nên khá lúng túng trong việc tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường ra bên ngoài. Cùng với đó, trình độ sản xuất, công nghệ của DN Việt Nam vẫn còn ở mức thấp nên khó cạnh tranh về giá, chất lượng và thương hiệu trên trường thế giới. Khả năng tận dụng cơ hội xuất khẩu của DN Việt Nam còn hạn chế, trong khi đó, hàng hóa của DN nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam với năng lực cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, thương hiệu, công nghệ và trình độ quản lý. DN Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ chia sẻ khách hàng với DN ngoại hoặc khách hàng truyền thống sẽ quay lưng với hàng nội bởi hàng ngoại có chất lượng cao hơn, dù giá có chênh. Thực tế, điều này đã diễn ra trong thời gian qua, khi hàng hóa của DN nước ngoài đổ vào Việt Nam dưới sự dẫn đường của các hệ thống bán lẻ chính nước họ. DN trong nước ngày càng đánh mất thị phần vào tay DN ngoại, bởi vì hệ thống phân phối nội địa chưa ổn định, tính liên kết chưa cao. Chật vật đuổi theo cách mạng 4.0 Mặt khác, cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, có tác động thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh chưa từng có trong lịch sử. Ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó chủ yếu tập trung vào các giải pháp công nghệ ở khâu sản xuất, đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra giải pháp công nghệ ở hầu hết các khâu từ cung ứng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, marketing, bán hàng đến quản trị tài chính, nhân sự, đầu tư. Nếu DN Việt Nam không kịp thời nắm bắt, tận dụng cơ hội thì sẽ nhanh chóng tụt hậu, khó tồn tại. Phần lớn DN Việt Nam chủ yếu cải tiến công nghệ ở khâu marketing, như: marketing online, bán hàng, thanh toán trực tuyến, còn việc ứng dụng vào sản xuất, kiểm soát chất lượng còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong năng lực tiếp cận công nghệ mới của DN Việt Nam. Ví như chi phí đầu tư cho các dây chuyền sản xuất tự động hóa khá cao mà nguồn vốn còn hạn chế, nhất là DN nhỏ và vừa. Một số DN có quy mô lớn còn thiếu tầm nhìn về công nghệ số, hoặc đã lỡ đầu tư lớn cho công nghệ cũ, chưa thu hồi được vốn nên khó chuyển sang công nghệ mới. Các cơ quan có chức năng của Nhà nước còn chậm áp dụng công nghệ khi thực hiện thủ tục hành chính như đăng ký, kê khai, quyết toán thuế, hạ tầng thông tin phục vụ cho thanh toán vẫn còn khá lạc hậu… Bối cảnh hội nhập với các FTA và cuộc cách mạng 4.0 đặt ra yêu cầu phải có tư duy toàn cầu trong định hướng kinh doanh: khách hàng toàn cầu, tiêu chuẩn toàn cầu, công nghệ toàn cầu, nhân lực toàn cầu. Theo đó, các giải pháp kinh doanh phải nhằm nâng cao năng lực thâm nhập thị trường nước ngoài và phòng vệ trên thị trường nội địa. Theo đó, DN cần định hướng xuất khẩu, chú trọng xây dưng thương hiệu, vận dụng các phương pháp quản lý sản xuất hiện đại, cơ cấu lại nguyên liệu để đáp ứng điều kiện về xuất xứ, tích cực đổi mới công nghệ và phát triển nhân lực hội nhập, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh. Việc đổi mới công nghệ và phương thức kinh doanh dựa trên thành quả của cuộc cách mạng 4.0 là điều tất yếu. Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện toán trong nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt tự hào vì đã cho ra đời nhiều sản phảm công nghệ mang tính đột phá, góp phần giúp các doanh nghiệp hoàn thiện bộ máy doanh nghiệp. Một số sản phẩm, giải pháp công nghệ ưu việt của Lạc Việt như: Phần mềm quản trị nhân sự toàn diện SureHCS, phần mềm quản trị doanh nghiệp ACCNETERP, Giáo dục thông minh Sure LRN, SureTest, SurePortal… đang được đông đảo các tổ chức doanh nghiệp sử dụng và đạt được nhiều thành công. Tìm hiểu rõ các sản phẩm của Lạc Việt: http://www.lacviet.vn/san-pham MDC | 5/18/2018 9:00 AM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-05/1543429-big-data.jpg | | 467-thich-ung-voi-boi-canh-kinh-doanh-moi | Khoa học công nghệ | | Sử dụng dữ liệu nguồn nhân lực để rút ngắn khoảng cách kỹ năng công việc | Sử dụng dữ liệu nguồn nhân lực để rút ngắn khoảng cách kỹ năng công việc | Ở Mỹ, các trường học đang sử dụng dữ liệu nguồn nhân lực để phát triển những hệ thống giúp học sinh tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc tương lai. |
Công nghệ ngày nay đang thúc đẩy nền kinh tế địa phương bằng cách giúp các sinh viên đại học trả lời câu hỏi kinh điển: "Tôi nên làm công việc gì?". Ý tưởng ở đây chính là sử dụng số liệu phân tích nguồn nhân lực để sắp xếp tốt hơn các lựa chọn trong hệ thống giáo dục phổ thông đến các vị trí mà doanh nghiệp đang chờ đợi sinh viên sau khi tốt nghiệp, điều này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách kỹ năng của quốc gia. Triển khai ý tưởng này là một điều khẩn thiết khi mà thị trường lao động U.S chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc Đại suy thoái. Sự sụt giảm lực lượng lao động tạo nên một sự thiếu hụt nhân tài nghiêm trọng, đồng thời cũng tạo nên thị trường tuyển dụng siêu cạnh tranh. Gần 60% nhân viên có công việc mà thời gian trống khoảng 12 tuần hoặc lâu hơn, theo nghiên cứu của CareerBuilder. "Người đi học và người đi làm cần một hệ thống hướng dẫn hiện đại, rõ ràng và thông tin khách hàng toàn diện, giúp họ ra quyết định trong trường học và sự nghiệp tốt hơn", Anthony P. Carnevale – giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nguồn nhân lực thuộc ĐH Georgetown (CEW) nói. Một khung dữ liệu Báo cáo đã nhấn mạnh một số cách mà các tiểu bang đang tích hợp dữ liệu, nhằm: - Giúp đỡ các trường học trong việc phát triển chương trình học phù hợp với khả năng mà những người tìm việc cần học.
- Giúp đỡ người lao động hiểu cách nắm bắt những lợi thế của chương trình giáo dục phổ thông và những lựa chọn đào tạo, có thể thay đổi công việc và lèo lái sự nghiệp của họ.
- Hướng dẫn những người làm Luật tiến tới những quyết định chuẩn xác hơn về sự phân phối nguồn lực để xây dựng những cộng đồng vững mạnh.
"Thách thức ở đây chính là sử dụng dữ liệu thị trường địa phương được nắm bắt trong thời gian thực tế. Như vậy, sinh viên có thể nhìn thấy sự tương đồng của những điều họ đang học tập, và những người lao động có thể nhìn thấy cách liên kết các kỹ năng với những điều họ cần", Mike Knap – CEO và nhà sáng lập của nền tảng sắp xếp công việc SkillSmart chia sẻ, "Điều này kết nối người lao động, người tìm việc và đối tác giáo dục để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng". Trải đường
Trong khi một số bang sử dụng dữ liệu để khuyến cáo các hệ thống trường học điều chỉnh chương trình giảng dạy dựa trên nhu cầu thị trường địa phương, thì có nhiều việc cần làm để liên kết sinh viên đến các cơ hội nghề nghiệp hiện tại. Ở Maryland, ví dụ, chính quyền thực hiện nhiều đánh giá mới và khác nhau để chắc chắn rằng các học sinh tốt nghiệp phổ thông "đủ sẵn sàng để học lên đại học hoặc đi làm", nhưng những công cụ đánh giá đó không liên kết kết quả kiểm tra với những kỹ năng mà người lao động nói rằng họ cần, Knapp nói, "Nó vẫn đang mất một chút thời gian để các bang đi từ lý thuyết đến thực hành – đó là cho học sinh thấy cách mà các kỹ năng họ đang học liên kết trực tiếp với những công việc trong cộng đồng của họ". Những sáng kiến khác Quỹ Commerce & Indiana Chamber đã sáng tạo nên IndianaSkills vào năm 2012 như một cơ sở dữ liệu việc làm trực tuyến. Nó cho phép người lao động so sánh các yêu cầu về giáo dục theo công việc, biết được mức lương trả cho nhân sự tương tự ở các bang khác và tạo nên những bảng mô tả công việc. Người tìm việc có thể sử dụng trang để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và những chương trình đào tạo ngắn hạn phù hợp nhất với kỹ năng và sở thích, với yêu cầu cao và mức thu nhập cạnh tranh. Những người điều hành trường Cao đẳng Conecticut đang sử sụng trình biên dịch dữ liệu nguồn nhân lực bởi Cục lao động liên bang để đo lường yêu cầu cho các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau ở những thị trường địa phương, và dẫn dắt những quyết định về những chương trình cần đưa vào, mở rộng, ký kết hoặc tạm dừng. Hệ thống bao gồm mức thu nhập trung bình cho những vị trí việc làm được chọn, và lập thống kê số liệu hằng năm của những người tốt nghiệp ở mỗi lĩnh vực rồi so sánh với số lượng công việc thực tế. Hệ thống trường Cộng đồng Virginia đã phát triển Wizard Education Virginia – một cổng trực tuyến giúp học sinh đưa ra quyết định về nghề nghiệp và hệ thống giáo dục phổ thông, cùng những lựa chọn đào tạo sau khi các em đánh giá những kỹ năng và sở thích của mình. "Dịch vụ thông tin thị trường lao động NYC" tại Trung tâm tốt nghiệp Đại học thành phố New York (CUNY) bắt đầu tạo bản đồ công việc trong năm 2014. Có 5 bản đồ được giới thiệu cho phép sinh viên CUNY thiết kế nên quỹ đạo sự nghiệp, nhờ sử dụng biểu đồ phát triển của tiến trình nghề nghiệp phổ biến dựa trên lịch sử nghề nghiệp thực tế. Chúng cũng bao gồm mức lương trung bình hàng năm cho mỗi vị trí, yêu cầu học vấn cơ bản để ứng tuyển, và những phẩm chất khác mà các trụ sở CUNY khuyến nghị để người lao động phát triển sâu hơn trong sự nghiệp. "Launch My Career Colorado" là một bảng điều khiển online cho phép học sinh trung học hình dung được mức lợi nhuận từ sự đầu tư vào một chứng chỉ tại Viện giáo dục bậc Đại học Colorado. Người học và người làm có thể chọn một nghề nghiệp và xem qua mô tả nghề nghiệp đó, cùng với mức thu nhập mong muốn dựa trên các so sánh về mức lương trong khoảng 20 năm tính tới thời điểm họ tốt nghiệp trung học, kèm theo một danh sách những kỹ năng liên quan và bằng cấp cao nhất đối với người làm việc trong lĩnh vực đó. 
Với "Launch My Career Colorado", sinh viên trường ĐH Colorado có thể chọn 1 nghề nghiệp và so sánh mức lương trong 20 năm tính tới thời điểm họ tốt nghiệp trung học.
Các tiểu bang được dẫn chứng trong báo cáo của CEW đang nhanh chóng kết hợp dữ liệu để trở thành các thông tin hữu ích. "Những công cụ được phát triển nhằm giữ các cam kết và là các bước trong quá trình đưa ra các lựa chọn đúng", Carnevale nói. "Họ cũng gợi ý một sự hợp nhất vượt trội hơn để thu hút những khán giả đang mong đợi. Tin tốt là các bang này có thể mượn ý tưởng từ các bang khác và triển khai những công cụ ở bất kỳ khu vực nào trong vòng 1 hoặc 2 năm." Lập kế hoạch nguồn nhân lực trong 4 bước: -Phân tích cung: nguồn Nhìn vào nguồn cung lao động hiện tại trong tổ chức/ doanh nghiệp của bạn. Cân nhắc không chỉ về số lượng nhân viên với sự nghiệp và những kỹ năng của họ, mà còn nhìn nhận về nhân khẩu học nguồn nhân lực nữa. -Yêu cầu học vấn: Xem lại mục tiêu kinh doanh với tầm nhìn hướng đến kết cấu nguồn nhân lực tương lai của tổ chức, doanh nghiệp. Nghĩ về dây chuyền sản phẩm mới, những nhóm cạnh tranh và nguồn nhân lực có sẵn đặt trong yếu tố giới hạn địa lý, và bất kỳ yếu tố bên trong hoặc bên ngoài nào ảnh hưởng đến nguồn lao động sẵn có. -Tiến hành phân tích một kẻ hở: so sánh những điểm khác nhau trong nguồn cung và những yêu cầu kiểu mẫu để nhận dạng khoảng cách giữa kết cấu của nguồn nhân lực hiện tại và nhu cầu trong tương lai. Phân loại các viễn cảnh đa dạng có thể xảy ra trong tương lai rồi lựa chọn một phương án có khả năng xuất hiện nhất, kèm theo những kế hoạch dự phòng cho những trường hợp bất ngờ khác. -Nhìn vào những giải pháp: Tập trung vào việc nối liền khoảng cách mà bạn đã nhận diện thông qua tuyển dụng, đào tạo, điều hành không chính thức và thuê ngoài làm (outsource). Phụ thuộc vào việc tổ chức của bạn cần gì, bạn sẽ có những chiến lược mở rộng, ký kết, tái cấu trúc hoặc dựa vào nguồn lao động không chính thức để đáp ứng nhu cầu lao động. Bấm vào đây để tìm hiểu giải pháp Quản trị nguồn vốn nhân lực hiệu quả. Nguồn: Roy Maurer/ www.shrm.org | 4/16/2018 2:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-04/sixteen_nine_medium.jpg | | 393-su-dung-du-lieu-nguon-nhan-luc-de-rut-ngan-khoang-cach-ky-nang-cong-viec | Khoa học công nghệ |
|