| Triển vọng ngành công nghiệp nhựa trong bối cảnh thay đổi xu hướng tiêu dùng | Triển vọng ngành công nghiệp nhựa trong bối cảnh thay đổi xu hướng tiêu dùng | “Gần gũi với thiên nhiên” đang là xu hướng mới cho thị trường người dùng hàng tiêu dùng nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp sản xuất nhựa đang phải đối đầu với nhiều thách thức hơn để thay đổi. | Cái chết của con cá voi thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường Sự kiện con cá coi chết tại bờ biển Nam Thái Lan ngày 2/6 vừa qua khiến không chỉ người dân xứ sở chùa vàng mà cả Thế giới phải giật mình vì những gì chúng ta đang đối xử với môi trường, với hệ sinh thái sống. 
Người ta phát hiện trong dạ dày con cá voi xấu số chứa đến hơn 8kg túi rác thải từ nhựa. Con cá voi cũng đã nôn ra 5 chiếc túi trong suốt quá trình giải cứu trước khi qua đời.Được biết, Thái Lan là một trong những nước tiêu thụ túi nhựa nhiều nhất thế giới, giết chết hàng trăm sinh vật biển sống gần các bãi biển nổi tiếng của nước này mỗi năm. Cũng theo thống kê, mỗi năm có ít nhất 300 động vật biển bao gồm cá voi hoa tiêu, rùa biển và cá heo ở vùng biển Thái Lan chết vì nuốt phải rác thải nhựa, ông Thon Thamrongnawasawat, nhà sinh vật biển, giảng viên tại Đại học Kasetsart, Thái Lan cho biết. 
Sự kiện cá voi chết tại bờ biển Thái Lan làm bùng nổ theo sau đó nhiều phong trào quyết tâm bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức sống của con người mạnh mẽ hơn. Bởi rõ ràng, chính chúng ta đang phá hủy môi trường sống của chính chúng ta mà cả hệ sinh thái của các loài động – thực vật khác trên Thế giới. Những phong trào này được mở đầu bằng việc nói không với sử dụng bao bì, vật dụng bằng nhựa, thay vào đó chuyển sang sử dụng sản phẩm làm từ giấy hoặc lá cây, tre, bã mía thân thiện với môi trường và dễ phân hủy. 
(Tượng cá voi chết do nuốt phải rác thải nhựa được tái hiện trên bờ biển) Những quốc gia tiên phong Năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất, sử dụng túi nilon là bất hợp pháp. Điều luật được ban hành khi cả quốc gia Kenya đang sử dụng 24 triệu chiếc túi nilon 1 tháng. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án 4 năm tù và phạt 38.000 USD. Theo những đề xuất đầu năm 2018, Thủ tướng Anh Theresa May đang thúc đẩy loại bỏ hoàn toàn các chất thải nhựa có thể tránh được trên toàn nước Anh trong vòng 25 năm tới. Theo đó, các siêu thị được động viên mở những dãy hàng "không nhựa" riêng. Tại châu Âu, chính phủ nhiều quốc gia như Luxembourg, Đan Mạch đã áp thuế vào những loại túi sử dụng 1 lần, trong khi đó các siêu thị ở Đức đang tích cực loại bỏ túi nilon, nhựa và thay thế bằng những chất liệu tái sử dụng bền hơn.  (Indonesia sử dụng lá chuối để gói thực phẩm thay vì túi nhựa) Tai khu vực Đông Nam Á, Indonesia với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ đang bị ô nhiễm môi trường biển nặng nề. Theo ước tính của Tổ chức Bảo tồn Đại dương Hoa Kỳ thì Indonesia là nước xả các chất thải nhựa ra biển nhiều nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Hòn đảo Bali, Indonesia đang gặp vấn đề về rác thải nhựa tràn lan trên đường phố và bãi biển. Kevin Kumala, một doanh nhân trên đảo, và người bạn học làm trong lĩnh vực nghiên cứu nhựa sinh học của mình đã cùng làm ra một loại túi có thành phần là bột khoai mì và dầu thực vật. 
(Kevin Kumala cùng chiếc túi nhựa sinh học của mình) Chiếc túi được làm ra có khả năng tự phân huỷ trong thời gian vài tháng trên cả đất liền lẫn trên biển, hoặc phân hủy ngay lập tức trong nước nóng. Kevin chia sẻ: "Túi 'khoai mì' sẽ mang lại hy vọng cho các sinh vật biển, sẽ không còn tình trạng động vật bị chết do nuốt hoặc mắc kẹt vào rác nữa". Cũng tại Indonesia, người mua và bán tại các khu chợ đang dần loại bỏ túi nilon đựng thực phẩm mà thay bằng lá chuối, loại cây mọc rất nhiều tại đất nước vạn đảo này. Tương lai cho ngành công nghiệp sản xuất nhựa Ngành công nghiệp nhựa cũng không nằm ngoài guồng quay của phong trào Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Lo ngại về thiệt hại môi trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng hơn vào việc sản xuất các vật liệu tái tạo từ nhựa phân hủy sinh học. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã dần định hướng lợi ích kinh doanh không thể tách rời với sự phát triển bền vững của xã hội. Từ đó, phát triển nên các dây chuyền tái chế rác thải và dòng sản phẩm túi nhựa thân thiện với môi trường. 
Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều doanh nghiệp tích cực thay đổi sản xuất đề phù hợp với xu hướng xanh của Thế giới. Không chỉ tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp nhựa thân thiện với môi trường cũng đã và đang để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp ở thị trường Thế giới. Bằng chứng là những sản phẩm nhựa cao cấp, bao bì tự phân hủy theo dạng cuộn, T-shirt, túi siêu thị và túi rác "made in VietNam" đã có mặt tại nhiều nước lớn trên Thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU,… Thách thức và cơ hội Bên cạnh những khởi sắc về thương hiệu cũng như kinh doanh, những doanh nghiệp "xanh" này cũng đối mặt với nhiều thách thức mới, đó là hàng tồn kho vào những mùa, những thời điểm nhất định trong nằm, đòi hỏi bộ phận kho phải có phương pháp xử lý kịp thời. Gía thành nguyên liệu thay đổi liên tục cũng như vòng đời sử dụng của chúng rất ngắn. Vì xu hướng mới là sản xuất và ưu tiên sử dụng những sản phẩm nhựa sinh học nên vấn đề quản lý tài chính, do giá thành nguyên liệu thay đổi cũng cần được chú trọng. Hơn nữa, đây cũng là mấu chốt để tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận. 
Việc bắt kịp với những tiến bộ công nghệ để sử dụng những công nghệ mới nhất để tăng nhanh tốc độ thiết kế, xử lý, theo dõi chi phí và giám sát sản xuất, xây dựng cấu trúc hệ thống điều khiển, tự động hóa máy móc để đưa dữ liệu vào hệ thống thông tin để giám sát và điều khiến quy trình sản xuất. Những cơ hội trên gắn liền với dây chuyền truyền thông – marketing và chăm sóc khách hàng giúp mở rộng thị trường, duy trỉ mối quan hệ bền lâu với khách hàng và khẳng định vị thế doanh nghiệp. Công ty CP Tin học Lạc Việt tự hào giới thiệu Hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện AccNetERP. Vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết: Website: http://www.lacviet.vn E-mail: lacviet@lacviet.com.vn Liên hệ: (+84.8) 3842.3333 (Nguồn tham khào: zing.vn, http://moitruong.com.vn, http://vneconomy.vn, soha.vn) | 7/11/2018 3:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-07/04-plastics_210-ab.jpg | | 921-trien-vong-nganh-cong-nghiep-nhua-trong-boi-canh-thay-doi-xu-huong-tieu-dung | Quản trị doanh nghiệp, Tài chính kế toán | | 5 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 | 5 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 | Danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 do Forbes vừa công bố ghi nhận sự thống trị của các hãng công nghệ trong top 5. | Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới tiếp tục củng cố quyền lực trong những năm gần đây nhờ vào lợi nhuận khổng lồ và giá trị thị trường tăng cao. Theo thứ tự, Apple (điện thoại di động), Google (công cụ tìm kiếm), Microsoft (phần mềm), Facebook (mạng xã hội) và Amazon (bán lẻ) đang là 5 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, theo xếp hạng của Forbes. Các hãng này thống trị các lĩnh vực tương ứng mà họ hoạt động. Tổng giá trị thương hiệu của nhóm 5 đạt 586 tỷ USD, tăng 20% so với năm ngoái. Dẫn đầu là Apple - thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm thứ 8 liên tiếp - với 182,8 tỷ USD, tăng 8%. 
(Apple đã năm thứ 8 đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu đắt giá nhất hành tinh của Forbes)
Theo nghiên cứu của Canalys, Apple là hãng điện thoại duy nhất nhờ vào lượng người hâm mộ trung thành, đã bán được 29 triệu chiếc điện thoại giá 999 USD chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng cuối năm 2017. Gần 25% trong số này là từ Trung Quốc. Mặc dù có những dự báo ảm đạm và cạnh tranh khốc liêt, Apple vẫn tăng trưởng doanh thu quý đạt 21% tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Samsung Electronics dù bán được nhiều điện thoại hơn Apple trong quý IV/2017 nhưng Canaccord Genuity ước tính Apple chiếm đến 87% lợi nhuận của ngành công nghiệp điện thoại thông minh, nhờ sự ra đời của iPhone X. Sự chênh lệch lợi nhuận phản ánh giá trị thương hiệu, khi thương hiệu Apple trị giá gấp bốn lần so với Samsung (47,6 tỷ USD và xếp hạng 7). 
(Google tiếp tục về nhì năm nay) Google đứng thứ hai năm thứ ba liên tiếp, với giá trị 132,1 tỷ USD, tăng 30%. Khoảng cách giữa Apple và Google ngày càng thu hẹp. Ba năm trước, giá trị thương hiệu của Google thua Apple đến 121%. Nhưng hiện nay, con số đó là 38%. Bất chấp nỗ lực của Yahoo, Baidu và Bing, Google vẫn chiếm 80% thị phần công cụ tìm kiếm toàn cầu. Các vị trí thứ ba và tư thuộc về Microsoft và Facebook, Giá trị thương hiệu của hai hãng này tăng khá cao trong năm qua, lần lượt ở mức 21% và 29%. Tuy nhiên, đáng chú ý là vị trí thứ 5 của Amazon. 
Amazon mới soán ngôi Coca-Cola để vào top 5 trong năm nay. Đây cũng là thay đổi duy nhất trong top 5 so với năm ngoái và hoàn chỉnh sự thống trị hoàn toàn của giới công nghệ. Thay đổi thói quen giải khát trên toàn cầu đang ảnh hưởng mạnh đến đại gia đồ uống. Năm qua, giá trị thương hiệu của Coca-Cola chỉ tăng 2% trong khi Amazon tăng đến 31%. Nhưng dù sao, Coca-Cola cũng là hãng "không công nghệ" duy nhất trong top 7. Để thực hiện bảng xếp hạng, Forbes đánh giá từ hơn 200 thương hiệu toàn cầu để chốt lại 100 ứng viên xuất sắc nhất. Các thương hiệu bắt buộc phải có trụ sở hay chi nhánh ở Mỹ nên không có sự xuất hiện của các tập đoàn lớn từ Trung Quốc như Alibaba, Tencent. Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong bảng xếp hạng năm nay đạt 2.150 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Các thương hiệu công nghệ chiếm 20% danh sách. Ngành tài chính có 13 thương hiệu, dẫn đầu bởi Visa (24,5 tỷ USD). Ngành xe hơi có 12 thương hiệu, dẫn đầu bởi Toyota (44,7 tỷ USD). Trong khi đó, top 5 của ngành đồ xa xỉ là Louis Vuitton (33,6 tỷ USD), Hermès (15,3 tỷ USD), Gucci (14,9 tỷ USD), Cartier (10,6 tỷ USD và Rolex (9,3 tỷ USD). Danh sách 100 công ty đến từ 16 quốc gia khác nhau, với 54 công ty của Mỹ. Đức và Pháp cùng có 12 công ty; Nhật Bản có 7 công ty, Thụy Sỹ có 4 công ty. Bỉ, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển cùng có 2 công ty. Các nước Áo, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Ireland, Anh mỗi nước có một công ty. * 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018 Hạng | Thương hiệu | Giá trị | So với năm trước | Lĩnh vực | 1 | Apple | 182,8 tỷ USD | 8% | Công nghệ | 2 | Google | 132,1 tỷ USD | 30% | Công nghệ | 3 | Microsoft | 104,9 tỷ USD | 21% | Công nghệ | 4 | Facebook | 94,8 tỷ USD | 29% | Công nghệ | 5 | Amazon | 70,9 tỷ USD | 31% | Công nghệ | 6 | Coca-Cola | 57,3 tỷ USD | 2% | Đồ uống | 7 | Samsung | 47,6 tỷ USD | 25% | Công nghệ | 8 | Disney | 47,5 tỷ USD | 8% | Giải trí | 9 | Toyota | 44,7 tỷ USD | 9% | Ôtô | 10 | AT&T | 41,9 tỷ USD | 14% | Viễn thông |
( Theo Phiên An, Vnexpress. Nguồn Forbes)
| 6/6/2018 3:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-06/thuat-facebook-2.jpg | | 23-5-thuong-hieu-dat-gia-nhat-the-gioi-nam-2018 | Quản trị doanh nghiệp, Khoa học công nghệ | | Start up kỳ lân của xứ sở Hallyu | Start up kỳ lân của xứ sở Hallyu | Hàn Quốc, đất nước của những bộ phim tình cảm, của những idol mặt hoa da phấn,… Nhưng đó chỉ là hình ảnh hào nhoáng mà người ta vẫn nghĩ về đất nước này. Tại đây, cuộc chiến ngầm giữa những dịch vụ thương mại điện tử, đặc biệt là ở lĩnh vực hàng tiêu dùng – gia dụng cũng khốc liệt không kém gì những chiến lược debut (ra mắt) của những nhóm nhạc thần tượng. Trong đó, có 1 cái tên mới khiến cả Amazon cũng phải “dè chừng” chưa dám tấn công vào thị trường đầy tiềm năng này, đó chính là Coupang. | Được định giá 5 tỷ USD và sở hữu 1,4 tỷ USD nhận được từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, Coupang đang là trang thương mại điện tử phát triển nhanh nhất và có tình hình tài chính tốt nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Coupang cho biết, một nửa dân số Hàn Quốc đã tải ứng dụng mua sắm của hãng vào điện thoại. Đó có thể là lý do tại sao Amazon vẫn chưa dám đặt chân vào đây. 
(Giao diện Trang thương mại điện tử Coupang) Sehwan Choi, sáng lập TechforKorea, một trang theo dõi tình hình phát triển công nghệ Hàn Quốc cho biết: "Sức mạnh của Amazon với tư cách là một công ty thương mại điện tử đến từ dịch vụ giao hàng nhanh. Nhưng tại Hàn Quốc, phần lớn những đơn vị tham gia cuộc chơi thương mại điện tử cũng đã thực hiện dịch vụ giao hàng sau một ngày hoặc ngay trong ngày với mức giá rất rẻ". Kim Bom, nhà sáng lập đồng thời là CEO của Coupang luôn đề cập đến mục tiêu giúp người dùng mua hàng và trả lại hàng hóa một cách dễ dàng. Điều này cũng bao gồm cả việc giảm thiểu bao bì, vật liệu phụ, cho biết chính xác nơi và thời gian giao nhận hàng hóa. 
(Kim Bom, nhà sáng lập Coupang) Hàn Quốc với dân số 51 triệu người, tập trung ở hầu hết các thành phố là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, và sở hữu hạ tầng công nghệ tốc độ cao rất tiên tiến. Đây là là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 7 thế giới (có giá trị khoảng 56 tỷ USD) và đang được kỳ vọng là sẽ vượt qua Nhật Bản và Anh trong 5 năm tới để vươn lên vị trí thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Nhờ việc dân số tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị, nên theo ông Kim, 99,6% đơn đặt hàng qua Coupang đều được giao trong vòng 24 giờ. Coupang sở hữu một hệ thống xe giao hàng riêng, 10.000 người trong đó bao gồm 4.000 nhân viên giao hàng. Mặc dù nhấn mạnh vào tầm quan trong của công nghệ, Coupang cũng tập trung để cá nhân hóa dịch vụ. Công ty theo dõi từng tương tác và phản ứng của khách hàng. Ông Kim chia sẻ: "Nếu như bạn có em bé trong nhà và không muốn tiếng chuông cửa đánh thức giấc ngủ của bé, nhân viên giao hàng sẽ gõ cửa, nếu bạn không có ở nhà khi hàng được giao đến, nhân viên sẽ gửi cho bạn một bức ảnh chụp nơi họ để gói hàng". 
Các mặt hàng của Coupang rất đa dạng từ đồ ăn cho thú cưng, thực phẩm hữu cơ đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Việc đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng đã khiến đặt Coupang vào tình trạng báo động đỏ: Số liệu kinh doanh năm 2016 cho thấy công ty lỗ khoảng 500 triệu USD trong tổng doanh số bán hàng là 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên CEO của công ty không quá lo ngại về tình trạng này, Kim cho biết: "Chúng tôi đang đầu tư nâng cao trải nghiệm của khách hàng, và có tầm nhìn phát triển rất lâu dài". Ban đầu, mục tiêu của ông Kim không phải là tạo nên một trang thương mại điện tử theo kiểu "Amazon của Hàn Quốc". Sau khi bỏ học tại Havard, ban đầu Kim Bom hướng đến xây dựng một trang web theo mô hình cung cấp các chương trình giảm giá hàng ngày theo kiểu Groupon, tiếp đến là nền tảng kinh doanh theo kiểu eBay. Nhưng sau khi thấy phần nửa những phàn nàn của khách hàng đều liên quan đến vấn đề việc vận chuyển, Kim đã nhận ra lĩnh vực mà ông có thể tạo nên điều khác biệt. 
Việc tập trung vào phục vụ khách hàng đã giúp Coupang chiếm lĩnh thành công thị trường bán lẻ trực tuyến tại Hàn Quốc. Eric J.Kim quản lý quỹ đầu tư Goodwater, một trong những đơn vị đầu tiên rót vốn cho Coupang nhận định môi trường tại Hàn Quốc hoàn hảo để những công ty như Coupang phát triển. Eric Kim nhấn mạnh: "Hàn Quốc là thị trường quy mô lớn, GDP cao và kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng như cơ sở hạ tầng tốt". Ông nhìn nhận chiến lược tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng mà Coupang đang áp dụng là chìa khóa quan trọng để mở rộng thị trường. 
(Trụ sở văn phòng của Coupang) CEO của Coupang cho biết, hiện nay công ty hoàn toàn tập trung vào thị trường Hàn Quốc. Nhưng một vài xu hướng mới có thể lái tầm ảnh hưởng của Coupang đến những thị trường bên ngoài biên giới. Ông Kim cũng lưu ý rằng việc phát triển của các thành phố lớn trên khắp thế giới đã mang đến số lượng lớn người dùng các ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện cho những công ty như Coupang phát triển hiệu quả. 
Tại Hàn Quốc, 80% các đơn đặt hàng được đặt qua ứng dụng di động và 90% tập trung vào dịp cuối tuần. Và đây cũng là một xu hướng đang diễn ra trên toàn cầu. CEO của Coupang nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ rằng chỉ riêng khách hàng ở Hàn Quốc mới thích thú với việc có thể mua và đổi trả hàng hóa một cách nhanh chóng và dễ dàng". Thương mại theo yêu cầu, vận chuyển trong ngày, hài lòng lập tức, là những thứ Amazon đang điên cuồng theo đuổi, còn Coupang đã và đang biến chúng trở nên thường nhật. Một nhà phân tích ví vui Coupang với ISIS trong cách công ty khủng bố đối thủ bằng những phương thức không thể chống đỡ được. Một quan chức của Hyundai Keun Jong Kim cũng nhận xét rằng: "Đây là một đại dương đỏ". Năm 2015, Coupang ghi nhận lỗ khoảng 325 triệu USD. 
(Đế chế Coupang của Kim Bom) Kim Bom không quan tâm đến những lời này, giải thích rằng người Hàn Quốc không quen với startup, và nếu công ty của Kim được xây dựng một cách đúng đắn, nó có thể vượt mặt Gmarket và Auction Co. (cả 2 thuộc sở hữu của eBay) trở thành trang web mua sắm lớn nhất cả nước. "Tôi không nghĩ rằng mọi người quen với tư duy dài hạn và quy mô. Họ hiểu sai điều mà chúng tôi đang làm, nhưng không sao, miễn là khách hàng vẫn còn đang được lợi." Ông Kim luôn khuyến khích nhân viên tìm hiểu đối thủ khác: "Bất kể việc gì phải làm để thắng trận, họ đã làm, và bất kỳ điều gì có thể làm để chiếm được trái tim khách hàng, chúng ta sẽ làm". Phía trước là con đường dài, Coupang còn nhiều lĩnh vực có thể phát triển và dấn sâu thêm, nhưng với 1 startup, nó đã thành công khi được khách hàng ủng hộ và sử dụng. (Nguồn tham khảo: Vnexpress Kinhdoanh, http://khoi.nghiep.vn) Khởi nghiệp thành công cần sự hỗ trợ không hề nhỏ của hệ thống quy trình bao quát, chuẩn mực từ khâu xuất – nhập đến kế toán, marketing, chăm sóc khách hàng, hậu mãi. Cùng tham khảo Hệ thống AccNet ERP đến từ Lạc Việt nhé!
| 5/17/2018 4:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-05/24-01(26).jpg | | 476-start-up-ky-lan-cua-xu-so-hallyu | Quản trị doanh nghiệp, Tài chính kế toán | | Thói quen của những tỷ phú trên Thế giới | Thói quen của những tỷ phú trên Thế giới | Làm việc không ngừng nghỉ, ăn uống và nghỉ ngơi rất ít, đọc sách, thiền, thậm chí là chơi đàn Ukulele… liệu bạn có thể tưởng tượng ra những thói quan của những “đại gia” nổi tiếng trên Thế giới? | Elon Musk – ngủ trên sàn nhà máy Vì quá bận rộn, vị tỷ phú này còn chẳng có nổi thời gian để về nhà ngủ và tắm. Ông Musk chia sẻ về những căng thẳng và khó khăn khi điều hành doanh nghiệp Tesla. Elon Musk cho biết ông phải ngủ trên sàn nhà máy: "Thật kinh khủng. Bạn biết đấy, tôi không nghĩ nó là một nơi tốt cho giấc ngủ", Musk nói. Khi được hỏi về lý do, tỷ phú này đáp: "Vì tôi không có thời gian để về nhà và tắm". 
Từ 28/3-3/4, Tesla đã sản xuất 2.020 chiếc Model 3. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đạt kế hoạch 2.500 chiếc mà hãng đặt ra. Doanh nghiệp sản xuất xe điện này hy vọng sẽ sản xuất được 5.000 chiếc Model 3 mỗi tuần trong 3 tháng. "Tôi không nghĩ mọi người nên làm việc vất vả khi mà CEO của họ lại làm việc như đi nghỉ hè. Công việc của tôi - một CEO là phải tập trung vào điều quan trọng nhất. Với Tesla, nó hiện là mẫu Model 3" tỷ phú Mỹ nói. Đầu tháng này, ông cho biết sẽ trực tiếp giám sát việc sản xuất mẫu Model 3. 
Tháng 11 năm ngoái, Musk đã họp trực tuyến hàng quý với các nhà đầu tư từ Gigafactory – nhà máy pin của Tesla tại bang Nevada (Mỹ) vì ông phải ở đây làm việc cả ngày và đêm để khắc phục những chậm trễ trong sản xuất. Lúc đó, Musk nói rằng: "Tôi di chuyển đến những nơi có vấn đề lớn nhất của Tesla. Tôi thực sự nghĩ rằng nên điều hành từ tiền tuyến và đó là lý do tôi xuất hiện tại đây". Ông đã dành toàn bộ thời gian tại nhà máy. Theo Musk, ông cùng các nhân viên làm việc bảy ngày một tuần. "Tôi phải có mặt lúc 2h sáng Chủ nhật để giúp chuẩn đoán các vấn đề của robot. Đây là tất cả những việc tôi có thể làm", Musk nhớ lại. Theo Forbes, ông chủ Tesla hiện là người giàu thứ 57 thế giới, với tổng tài sản trị giá khoảng 19,4 tỷ USD. Warren Buffett - chơi ukulele mỗi ngày Khi Buffett không bận rộn với công việc của một người lãnh đạo ở Berkshire Hathaway, ông thường chơi ukulele. Sở thích và khả năng chơi loại nhạc cụ này của Warren đã từng làm cho nhiều người phải ngạc nhiên. Ông chơi ukulele mọi lúc mọi nơi: trên truyền hình, tại các các sự kiện từ thiện và khi đi gặp các nhà đầu tư khác. Sở thích này của Buffett đã hỗ trợ ông rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. 
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người duy trì được những sở thích của bản thân thường hài lòng với công việc của mình hơn và ít bị stress hơn người bình thường. Một nghiên cứu khác của Thư viện Quốc gia Hoa Kì cho thấy, các hoạt động giải trí cũng giúp con người kiểm soát các cảm xúc tiêu cực tốt hơn. Vì thế cựu giám đốc điều hành của Google Jenny Blake thường khuyến khích các nhân viên của mình dành thời gian vui chơi giải trí sau giờ làm hoặc vào cuối tuần. Mark Cuban - Thực hiện các bài tập cardio Mark Cuban dành thời gian để thực hiện các bài tập cardio. Được biết, bài tập cardio là những bài tập làm tăng nhịp tim ở một mức độ nào đó và duy trì trong một khoảng thời theo mục đích tập luyện. Nhà sở hữu Dallas Mavericks Mark Cuban, người có tổng tài sản trị giá 3.3 tỷ USD, dành 1 giờ để thực hiện các bài tập cardio từ 6 đến 7 ngày mỗi tuần. 
Khoa học đã chứng minh các bài tập thể dục nhịp điệu có thể cải thiện khả năng tập trung và giúp người tập trau dồi khả năng làm nhiều việc cùng một lúc cũng như bỏ qua các sự phiền nhiễu. Một bài nghiên cứu khác tìm thấy rằng đi bộ sẽ giúp cải thiện khả năng suy nghĩ đa chiều. Bill Gate đọc rất nhiều sách Bí quyết thành công của cả Warren Buffett và Bill Gate đều đến từ việc đọc rất nhiều sách. Warren thường bắt đầu buổi sáng của mình với tờ Wall Street, USA today và Forbes. Và sau đó ông thường bận bịu cả ngày với tờ The Financial Times, Thời báo New York, Omaha World-Herald và American Banker. 
Còn Bill Gate thường duy trì thói quen đọc sách hằng đêm, mỗi năm ông đọc được khoảng 50 đầu sách. Ông chia sẻ trên blog của mình rằng: "Đọc sách là cách yêu thích của tôi để tìm hiểu về một chủ đề mới. Từ lúc còn là một đứa bé, tôi đã duy trì thói quen một tuần đọc một quyển sách. Ngay cả những thời điểm mà lịch trình làm việc kín mít, tôi vẫn dành nhiều thời gian cho đọc sách". Đọc sách có nhiều lợi ích khoa học. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Academy of Neurology cho thấy những người tham gia vào các hoạt động kích thích tinh thần như đọc sách có trí nhớ tốt hơn người bình thường. Đọc sách cũng thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực của não liên quan đến tư duy ngôn ngữ và cảm giác. Arianna Huffington và các bài tập yoga Theo tờ Vogue, bà hoàng truyền thông Arianna Huffington thường dành thời gian buổi sáng sớm để tập yoga và ngồi thiền.  Một nghiên cứu của Đại học Texas đã chỉ ra tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi của các bài tập yoga – những động tác đơn giản mà ai cũng có thể tự tập ở nhà. Đồng thời tập yoga thường xuyên còn giúp cơ thể dẻo dai, tạo ra những thay đổi tích cực lên hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật. Chia sẻ trên trang Facebook, Huffington viết: "Khi tập yoga, tôi thấy mình tìm được sự cân bằng". (Tổng hợp từ VnExpress Kinh doanh, cafef.vn) | 5/2/2018 4:00 PM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-05/warren+buff.jpg | | 715-thoi-quen-cua-nhung-ty-phu-tren-the-gioi | Quản trị doanh nghiệp | | 7 bước giúp một dự án Digital Transformation thành công | 7 bước giúp một dự án Digital Transformation thành công | Digital Transformation (cách mạng kỹ thuật số) ngày càng trở nên phổ biến và là mô hình hoạt động lý tưởng mà các doanh nghiệp ngày nay đang hướng đến. Nếu ứng dụng tốt công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp trở thành "người dẫn đầu". Sau đây là các bước giúp doanh nghiệp bạn tự tin triển khai Digital Transformation. |
Bước 1: Tạo sự đồng thuận trong ban lãnh đạo Digital Transformation là một nỗ lực chung của toàn doanh nghiệp, do đó trách nhiệm cuối cùng phải thuộc về CEO. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn Russell Reynolds Associates vào năm 2017 trên 1500 nhà điều hành cấp cao, gần 40% những người tham gia cho biết CEO là người chịu trách nhiệm triển khai chiến lược digital tại doanh nghiệp. Đứng thứ hai là Trưởng bộ phận Marketing với 14%, theo sau là Trưởng bộ phận Digital (10%) và Trưởng bộ phận IT (8%). Tuy nhiên, chỉ một mình CEO không thể quản lý toàn bộ dự án. Việc triển khai đòi hỏi phải có được sự chấp thuận và cả đóng góp hỗ trợ từ các thành viên thuộc ban quản lý cấp cao. Đây chính là cơ hội để các giám đốc xem xét lại vai trò của bản thân trong thời đại công nghệ. CEO có thể đặt ra cho các thành viên trong ban lãnh đạo những câu hỏi mang tính gợi mở như: Đối với CFO: Làm thế nào việc số hóa (digitalisation) có thể đem đến các nguồn doanh thu mới cho doanh nghiệp? Làm thế nào mà sự đổi mới trong công nghệ có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp? Đối với CIO: Làm thế nào để bộ phận IT chủ động hơn và đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động kinh doanh? Mảng công nghệ nào cần được chú trọng đầu tư? Đối với CMO: Làm thế nào để đem đến một trải nghiệm đồng nhất cho người dùng xuyên suốt mọi kênh quảng bá như website, ứng dụng di động, tương tác trực tiếp tại cửa hàng? Làm cách nào để thấu hiểu khách hàng thông qua công nghệ digital? Làm thế nào digital có thể đem lại trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng? Đối với COO: Làm sao để gia tăng độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh? Làm thế nào digital có thể giúp chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn? Làm thế nào để giảm thời gian sản phẩm được giới thiệu ra thị trường? Có thể trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp định hướng cho tầm nhìn và chiến lược số hóa trong bước thứ hai tiếp sau đây. Bước 2: Định hướng tầm nhìn và chiến lược digital Trước khi hoạch định chiến lược digital, bạn cần phải thực hiện đánh giá tiềm năng toàn ngành. Việc đánh giá là nhằm xác định cơ hội cũng như những thử thách mà công cuộc số hóa sẽ đem lại. Một khi doanh nghiệp có thể tìm thấy những mô hình kinh doanh mang tính đột phá chính là lúc doanh nghiệp bạn số hóa thành công. Đa số chiến lược sẽ tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động. Những chiến lược digital táo bạo nhất thậm chí sẽ tái tổ chức mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách mở rộng trên mô hình hiện tại hoặc đổi mới hoàn toàn. Phạm vi chiến lược digital của bạn có như thế nào cũng đừng quên "nhìn xa trông rộng" bên ngoài ngành nghề của doanh nghiệp. Ý tưởng đột phá có thể bắt nguồn từ bất kỳ đâu, giống như những cửa hàng bán lẻ không lường trước được sự xuất hiện của Amazon hay những doanh nghiệp vận tải cũng không thể ngờ Uber và Grab có thể làm lay chuyển vị trí độc tôn của taxi truyền thống. Chiến lược cũng phải giúp định vị lại doanh nghiệp bạn trong thời đại digital nhằm tận dụng mọi cơ hội từ công nghệ mới và giảm tác động tiêu cực từ dự án. Bạn cần xác định sự chênh lệch giữa năng lực, chuyên môn và các kỹ năng digital doanh nghiệp đang có so với những gì mà bạn đang hướng đến, và quan trọng hơn hết là làm thế nào để lấp khoảng trống đó. Kết quả của quá trình này sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định tự xây dựng năng lực và chuyên môn về digital hay mua các năng lực này từ bên ngoài. Bước 3: Sở hữu năng lực digital Một ví dụ điển hình của việc tự xây dựng năng lực kỹ thuật số chính là General Electric. Trong một thập kỷ qua, doanh nghiệp hơn 120 năm tuổi này đã mạnh dạn đầu tư vào các dự án digital nhằm mục đích trở thành người khổng lồ về công nghệ kỹ thuật số. Trung tâm phần mềm tại California, nơi mà GE đã tuyển dụng hơn 400 kỹ sư phần mềm chính là một trong những dự án nổi trội trị giá 1 tỉ USD của GE. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải đầu tư với lượng vốn khổng lồ vào việc huấn luyện kỹ năng digital. Trong nhiều trường hợp, mua nguồn lực và tài nguyên từ bên ngoài là một giải pháp khả thi hơn cả, đặc biệt là khi doanh nghiệp bạn đang đi theo hướng chậm mà chắc, không muốn những thay đổi đột ngột từ dự án Digital Transformation làm xáo trộn mô hình hoạt động truyền thống. Ví dụ, vừa qua, Tổng Công ty Bến Thành (hoạt động đa lĩnh vực) đã hợp tác với Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt, triển khai Giải pháp Cổng thông tin điện tử điều hành nội bộ (Lạc Việt SurePortal). Đây là phần mềm cho phép quản lý toàn bộ thông tin và quy trình nội bộ của doanh nghiệp, giúp giảm đến 60% gánh nặng công việc hành chính. Với Cổng thông tin điệ n tử, phần mềm Lạc Việt SurePortal nâng cao khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tăng môi trường cộng tác, chia sẻ và truyền thông tin. Với phần mềm này, Tổng công ty Bến Thành sẽ tiến tới mô hình văn phòng điện tử nhanh chóng, bắt kịp xu hướng số hóa mà vẫn tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.  Bước 4 – Truyền tải thông điệp Mọi nhân viên, nhà đầu tư và các stakeholder khác của doanh nghiệp cũng cần phải biết và có cùng lòng tin vào tầm nhìn và chiến lược số hóa của bạn. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng những công cụ truyền thông quen thuộc như tầm nhìn doanh nghiệp và tuyên bố sứ mệnh, và biến chúng thành tầm nhìn và sứ mệnh số hóa. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn là không tách biệt giữa sứ mệnh digital hoặc "không digital". Thông điệp đó nên được lặp lại thường xuyên nhằm làm yên lòng các cổ đông, đồng thời một lần nữa khẳng định cam kết với quá trình số hóa. Bước 5 – Khởi động bằng những dự án thí điểm Một khi đã hội tụ đủ các yếu tố như cam kết, chiến lược, sự đồng thuận và một đội ngũ digital riêng, đã đến lúc bạn bắt đầu thực hiện dự án digital. Thay vì triển khai số hóa trên bình diện toàn doanh nghiệp, có rủi ro thất bại cao, doanh nghiệp nên nhắm vào các mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện thông qua các dự án thí điểm. Điều này giúp củng cố và làm yên lòng các nhà đầu tư và nhân viên, đồng thời tối đa hóa cơ may thành công của toàn bộ quá trình chuyển đổi số. McKinsey đã kết luận có 5 khía cạnh của quy trình số hóa doanh nghiệp có thể dùng làm cơ sở để quyết định đầu tư: Marketing và Phân phối - Sản phẩm và Dịch vụ - Quy trình - Hệ sinh thái công nghệ - Chuỗi cung ứng. Tựu trung lại thì bước này chú trọng khả năng ưu tiên nguồn lực. Dựa trên chiến lược, năng lực, tài nguyên sẵn có, phân tích chi phí-lợi ích và những kết luận từ ban lãnh đạo, bạn cần phải liệt kê những thay đổi mà bạn muốn diễn ra trước. Bước 6 - Xây dựng yếu tố con người Ngoài yếu tố công nghệ, việc triển khai chiến lược số hóa cần phải được thực hiện bởi những con người có đầy đủ kỹ năng phù hợp. Bạn có thể tuyển dụng nhân viên mới với những kỹ năng digital mới cho doanh nghiệp, hoặc tập trung phát triển năng lực cho các nhân viên hiện có. Bước 7 - Thiết lập mô hình hoạt động mới Bước cuối cùng này sẽ đảm bảo quá trình số hóa của doanh nghiệp bạn dần đi vào quỹ đạo. Hai yếu tố thiết yếu trong nỗ lực xây dựng mô hình hoạt động mới cho doanh nghiệp là văn hóa digital và đội ngũ liên chức năng (cross-functional team). -Văn hóa Digital: tạo dựng và nuôi dưỡng những giá trị chính làm nên văn hóa digital, đó là sự linh hoạt, tinh thần cởi mở, hợp tác cũng như sẵn sàng chấp nhận rủi ro. -Đội ngũ liên chức năng: những dự án digital nên được dẫn dắt bởi các nhóm liên chức năng đến từ phòng IT và những bộ phận kinh doanh khác, thậm chí có thể bao gồm những đại diện khác như khách hàng, nhà cung cấp hoặc các agency. Những đội nhóm này phải tự quản và toàn quyền sở hữu những trải nghiệm, sản phẩm và dịch vụ mà họ đã tạo nên. Thành lập các nhóm liên chức năng là một giải pháp hiệu quả giúp kích thích ý tưởng mới vì mỗi thành viên đều sở hữu cách nhìn và kỹ năng khác nhau. | 3/30/2018 10:00 AM | Đã ban hành | /resources/ImageResources/2018-03/Preparing-Your-Organization-for-Digital-Transformation.jpg | | 557-7-buoc-giup-mot-du-an-digital-transformation-thanh-cong | Quản trị doanh nghiệp |
|